1. Nội dung huấn luyện nâng cao năng lực về quản lý kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) đối với các sản phẩm nông sản tươi và chế biến được phát triển và công nhận ở các quốc gia triển khai dự án.
2. Nội dung huấn luyện nâng cao năng lực về quản lý kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) được thiết lập và triển khai bởi trường đại học và các tổ chức đối tác khác trong vùng.
3. Các chuyên viên huấn luyện (trainers) được huấn luyện trước về kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và thực hiện việc huấn luyện lại đối với đơn vị của họ (trường đại học, trung tâm đào tạo, tổ chức phi chính phủ, v.v…).
4. Các cơ quan kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) trong vùng tiếp nhận và sử dụng nội dung huấn luyện kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
5. Một cơ sở dữ liệu trên nền internet được phát triển để phổ biến nội dung huấn luyện kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) dưới dạng nguồn thông tin mở, do các đối tác sở tại thực hiện.
6. Các đối tác trong ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu trên nền internet để xây dựng năng lực về kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) trong chuỗi cung ứng thực phẩm của họ, kết quả là thực phẩm an toàn hơn, tạo sự tin tưởng hơn cho các đối tác thương mại của họ.
7. Làm giảm nguy cơ từ chối tiếp nhận sản phẩm do không đáp ứng được tiêu chuẩn kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) trong các chuỗi giá trị mục tiêu.
8. Các phương pháp có hiệu quả nhất và có thể nhân rộng được kiểm tra và thiết lập để thực thi và phổ biến nội dung huấn luyện (bao gồm sử dụng internet, phương pháp học tập hỗn hợp, dùng DVDs, hội thảo tại hội trường) ở các quốc gia mục tiêu trong vùng.